QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG

1. Quy định về đóng gói hàng hóa

Hướng dẫn chung quy cách đóng gói của Ninja Van bao gồm nhưng không giới hạn:

  1. Bao bì bên ngoài: Tất cả các bưu kiện phải có bao bì bên ngoài bao phủ 100% diện tích tiếp xúc (ví dụ: hộp carton hoặc polymer), nếu không, vui lòng bọc bằng vải co hoặc bọc bong bóng toàn bộ gói hàng.
  2. Bao bì bên trong: Bao bì phải được đóng gói chặt chẽ và vừa vặn, nếu không, vui lòng lấp đầy các khoảng trống ở giữa bằng chất độn.
  3. Bọc gốm, thủy tinh và các vật dễ vỡ khác trong vật liệu bảo vệ như bọc bong bóng trước khi đặt các vật phẩm đó vào hộp bên ngoài.
  4. Hàng hóa cồng kềnh: Đặt các hàng hóa cồng kềnh vào trong một hộp lớn và lấp đầy khoảng trống ở giữa bằng chất độn.
  5. Bưu kiện phải có khả năng chịu được tác động vật lý của việc vận chuyển. Đối với các bưu kiện có ngoại thất nhạy cảm như hộp quà tặng, hộp thuốc, hộp mỹ phẩm, hộp bánh, kẹo bằng giấy, ... đảm bảo chúng được gói bằng vải co hoặc bọc bong bóng trước khi đặt chúng vào hộp.
  6. Tất cả các mặt hàng dễ vỡ phải được dán nhãn dễ vỡ.
  7. Đảm bảo rằng bên ngoài hoặc trên bao bì không có bất kỳ địa chỉ cũ hoặc nhãn theo dõi cũ.
  8. Hàng hóa phải được dán Tracking ID chính xác và đơn đặt hàng được tải lên hệ thống Ninja Van. Mỗi bưu kiện chỉ được có một Tracking ID duy nhất.
    • Một Tracking ID tương ứng với một kiện hàng và không tách rời sản phẩm.
    • Trong trường hợp phát hiện có nhiều kiện hàng dán cùng một Tracking ID, NVGN phải hướng dẫn seller tự đóng gói lại thành một kiện hàng cố định duy nhất thì mới chấp nhận lấy hàng.
  9. Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị điện tử đã được tắt nguồn và tháo pin ra khỏi thiết bị nếu có thể.
  10. Khi gửi chất lỏng, các mặt hàng đóng chai khác, vui lòng đặt chúng ở vị trí thẳng đứng và dán nhãn bưu kiện bằng nhãn dán thẳng đứng.
  11. Trong trường hợp cần bảo quản cả hộp sản phẩm từ nhà sản xuất cần ốp xốp 6 mặt hộp sau đó cố định toàn phần bằng băng keo và đặt trong hộp carton cứng.
LoạiCách đóng góiHình ảnh minh họa
Mỹ phẩm

A. Mỗi sản phẩm cần được bịt kín miệng chai với băng dính/ màng bọc thực phẩm, sau đó quấn bong bóng 2 lớp xung quanh sản phẩm để khóa nắp sản phẩm.

B. Trường hợp có nhiều chai lọ trong một đơn hàng, chúng phải được ngăn cách bởi tấm bọt khí hoặc các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoảng trống để ngăn sản phẩm không bị xê dịch va đập trong quá trình vận chuyển như tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở.

C. Trường hợp sản phẩm nằm trong thùng/hộp của nhà sản xuất: Quấn bubble 3-5 lớp quanh hộp/thùng của nhà sản xuất và cố định bubble bằng băng keo.

D. Trường hợp sản phẩm nằm trong lốc nhựa/màng co: Yêu cầu ốp xốp 2 mặt đáy và nắp, sau đó cho vào thùng carton khác.

E. Yêu cầu có nhãn dán cảnh báo đối với hàng chất lỏng (nhãn dán hướng lên hoặc hàng dễ vỡ).

Quần áo, giày, túi

A. Đối với đơn hàng có hộp carton cứng, chỉ cần bao nilon bên ngoài đơn hàng và dán băng keo niêm phong;

B. Đối với đơn hàng không có hộp carton cứng, cần bọc thêm lớp bọt khí trước khi bao nilon và dán băng keo niêm phong;

C. Trong trường hợp còn hộp của nhà sản xuất, chỉ cần bao bọc bên ngoài bằng túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng.

D. Nếu không có hộp của nhà sản xuất, cần bọc thêm một lớp bọt khí trước khi cho túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng.

E. Các mặt hàng quần áo, giày dép cần được gấp gọn trước khi đóng gói, được bọc từ 2-3 lớp nylon hoặc màng co và cố định toàn phần bằng băng dính để tránh rủi ro khi điều kiện thời tiết khác quan xảy ra.

F. Các sản phẩm giày, dép, túi xách bắt buộc phải có hộp carton bên ngoài sau khi đã cuốn 2-3 lớp nylon. Trong trường hợp cần bảo quản cả hộp sản phẩm từ nhà sản xuất cần ốp xốp 6 mặt hộp sau đó cố định toàn phần bằng băng keo và đặt trong hộp carton cứng.

Sách, giấy tờ và văn phòng phẩm

A. Đối với sách và các vật dụng dễ thấm nước, cần đóng gói sao cho không bị thấm nước. Bọc một lớp bong bóng khí bên ngoài, bao bọc các góc cẩn thận tránh gãy góc và đặt trong thùng carton có kích thước phù hợp.

B. Đối với các văn phòng phẩm dạng mảnh như bản đồ, tem nhãn dán, tranh ảnh cần được cuộn tròn chúng bọc nilon kín và đặt trong ống nhựa/PE cứng, kín hai đầu.

Hàng dễ vỡ

A. Hàng dễ vỡ phải được bọc trong túi nilon, lót xốp cần sử dụng vật nhồi chèn như giấy vò nhàu, xốp, mút để không xê dịch va đập khi vận chuyển, đóng gói bên ngoài bằng thùng carton hoặc thùng gỗ, dán băng keo niêm phong;

B. Hàng dễ vỡ bao gồm các sản phẩm như: ly, chén, thuỷ tinh...thì phải bọc kín các góc cạnh của sản phẩm bằng 2 đến 3 lớp giấy bọt khí để đảm bảo an toàn.

C. Nếu hàng dễ vỡ để trong thùng carton, cần chèn kín các mặt của sản phẩm để không bị xô lệch, không bị vỡ trong quá trình vận chuyển.

D. Tối ưu nhất là đóng gói hàng hóa dễ vỡ bằng hai lớp hộp. Ở giữa hai lớp hộp có một lớp xốp chống va đập.

E. Đối với hàng dễ vỡ là đồ điện tử:

  • Hàng điện tử là loại hàng hóa dễ bị hư hỏng nếu ở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị va đập mạnh trong quá trình vận chuyển. Nên khi đóng gói loại mặt hàng này, phải sử dụng các loại giấy bọt khí, mút xốp,…để hạn chế va đập. Kết hợp chèn xung quanh để không bị xê dịch khi vận chuyển.
  • Với sản phẩm điện tử còn nguyên hộp của nhà sản xuất, cần quấn cố định giấy bọt khí xung quanh để hạn chế va đập. Nếu được nên cuốn ít nhất 3 lớp bọt khí và dán băng keo chắc chắn.
  • Nếu sản phẩm không còn hộp của nhà sản xuất, cần bọc giấy bọt khí xung quanh sản phẩm. Dùng băng keo cố định các góc cạnh. Sau đó, đựng sản phẩm trong thùng carton có kích thước phù hợp với sản phẩm. Chèn xốp vào các khoảng không giữa sản phẩm và thùng carton để tránh trầy xước, va đập mạnh khi vận chuyển.

F. Ninja Van từ chối tiếp nhận xử lý bồi thường đối với đơn hàng dễ vỡ; nếu hàng hóa không được đóng gói bảo đảm.

Lưu ý: Trong trường hợp hàng hóa không được đóng gói theo đúng quy cách như trên, Ninja Van có quyền từ chối cung cấp dịch vụ hoặc từ chối giải quyết khiếu nại xử lý bồi hoàn.

Cây mầm, hoa

A. Để tránh rò rỉ hoặc chảy nước, chậu hoặc thùng chứa phải không có nước và phải có đất phủ trên chậu hoặc thùng đựng cây xanh.

B. Cần cắt tỉa cây cảnh khi vận chuyển, đóng gói sao cho gọn nhất.

C. Khi vận chuyển hãy tưới nước vừa đủ, giữ mát cho cây, nhưng tránh tưới nước quá nhiều bởi khi đó nước sẽ bị thấm ra ngoài khiến thùng đựng bị mềm, ướt,…Làm mất đi độ an toàn khi vận chuyển.

D. Thời điểm dùng các dụng cụ đóng gói như bao bì, giấy báo, carton cần đục lỗ nhỏ cho cây thông khí.

E. Đảm bảo có nhãn dán cảnh báo bên ngoài hộp.

F. Để tăng tính chịu lực của bưu kiện và tránh ảnh hưởng đến sản phẩm bên trong, đơn hàng cần được đóng gói trong hộp carton cứng 5 lớp hoặc hộp plastic cứng.

N/A
Cây Giống và Bầu Mầm

A. Sử dụng khay bìa có nắp trên đậy vừa khít bề mặt cây giống và bầu mầm để cố định chúng vào khay plastic khi vận chuyển. Cũng có thể dùng lưới plastic đậy trên bầu để tăng độ ổn định.

B. Độ ẩm trong đất cũng là yếu tố quan trọng trong khi vận chuyển để tránh vỡ tràn khỏi khay plastic hoặc bìa có thể bị mềm nhũn vì nước ẩm.

C. Vì không thể đảm bảo cố định từng cây một vào khay plastic, nên lưu ý rằng một số bầu mầm có thể bị lỏng trong khi vận chuyển và một ít đất có thể lọt ra ngoài khay plastic, vì thế phải chuẩn bị bao gói tương ứng để đề phòng các trường hợp này.

Cây Xanh

A. Khi vận chuyển cây xanh, hãy cố định cây để tránh dị chuyển bên trong thùng gửi hàng.

B. Nếu đựng cây bên trong thùng carton, thì thân cây và lá cây có thể bị gãy, vì thế nên sử dụng bìa ngăn để cố định chậu trong thùng carton.

C. Đất bên trong thùng cũng phải được bao gói. Cho chậu vào túi plastic rồi buộc miệng túi vào quanh thân cây.

D. Nếu cây không phải là loại có một thân, thì có thể chèn giấy giữa các lá cây và phía trên lớp đất để cố định cây vào chậu.

Phong Lan

A. Phong lan đòi hỏi phải bao gói đặc biệt vì chúng rất dễ rụng. 

B. Khi vận chuyển nguyên chậu phong lan, hãy cố định chậu vào thùng carton bằng chỉ hoặc dây cước với không gian đủ để các cây lan cách biệt nhau trong khi vận chuyển. 

C. Chỗ tiếp xúc giữa hoa và lá có thể gây hỏng giò lan. Có thể dùng giấy để bọc hoa và lá nhằm tăng lớp đệm khi vận chuyển. 

D. Nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến các loài hoa nhiệt đới như phong lan, vì thế, khi vận chuyển đến xứ lạnh, hãy chắc chắn bao bì được thiết kế để bảo vệ hoa khỏi sự thay đổi nhiệt độ trong khi vận chuyển.

Đồ Gia dụng

A. Chèn thêm xốp 6 mặt sản phẩm độ dày tối thiểu 5cm bao quanh trước khi cho vào thùng hàng.

B. Trường hợp đồ gia dụng có kích thước lớn, nên chèn xốp có độ dày từ 5cm trở lên xung quanh sản phẩm rồi mới cho vào thùng hàng đóng gói. Nên sử dụng loại thùng carton 3 lớp và niêm phong các nếp gấp của hộp bằng băng dính để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.ví dụ bếp điện từ, nồi cơm điện.

C. Thùng hộp carton cần sử dụng loại carton 3 lớp để đảm bảo an toàn khi vận chuyển.

D. Các mối nối, nếp gấp cần được niêm phong lại kỹ bằng băng dính.

2. Quy định về Hàng hóa và Khối lượng tính cước

QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA

  • Giá trị đơn hàng và giá trị thu hộ (COD) tối đa: 20.000.000 VND (Hai mươi triệu đồng).
  • Khối lượng tối đa của đơn hàng: 50 kg.
  • Kích thước tối đa của đơn hàng: 80x80x80 (cm)


QUY ĐỊNH VỀ KHỐI LƯỢNG TÍNH CƯỚC (Áp dụng từ 01/09/2023)

Khối lượng tính cước = Giá trị lớn nhất trong 4 loại cân nặng (Shipper weight, Shipper dim weight, NJV weight, NJV dim weight) (kg)

Trong đó:

+ Shipper weight (kg): Khối lượng kiện hàng do Người gửi nhập trên ứng dụng/ hệ thống

+ Shipper dim weight (kg): Khối lượng quy đổi từ kích thước 3 chiều của kiện hàng do Người gửi nhập trên ứng dụng/ hệ thống

+ NJV weight (kg): Khối lượng kiện hàng do Ninja Van cân thực tế

+ NJV dim weight (kg): Khối lượng quy đổi từ kích thước 3 chiều của kiện hàng do Ninja Van đo thực tế

Công thức tính Khối lượng  quy đổi (Dim weight):
Dim weight (kg) = Chiều dài (cm) x Chiều rộng (cm) x Chiều cao (cm)/6000

(Giấy chứng nhận kiểm định cân xem chi tiết tại đây)

3. Hàng hóa bị cấm

  • Thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM
  • Hài cốt người hoặc động vật, cổ vật tôn giáo.
  • Vật liệu nổ, vũ khí hoặc kiếm
  • Sinh vật còn sống
  • Đồ dễ hư hỏng như rau, trái cây…
  • Chất độc, hóa chất đ1ộc hại.
  • Giấy chứng nhận kiểm tra, hộ chiếu và tài liệu bảo hiểm không thể sao chép
  • Bản nháp bằng văn bản, phim gốc, băng và tài liệu phim không thể sao chép.
  • Các vật dễ cháy, dễ bắt lửa hoặc dễ bay hơi như pháo hoa, dầu hỏa, bình gas hoặc dung môi pha sơn
  • Tiền mặt, séc, hóa đơn, cổ phiếu và các chứng khoán thị trường khác.
  • Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quí hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quí, đá quí
  • Thuốc lá
  • Ma túy, bao gồm cả cần sa y tế
  • Văn hóa phẩm đồi truy
  • Các hàng hóa khác bị cấm, bị hạn chế hoặc có điều kiện theo quy định pháp luật, quy tắc, quy định khác mà Ninja xét thấy không đủ điều kiện cần thiết để vận chuyển. 
Công Ty Tnhh Nin Sing Logistics
Địa chỉ: 117/2D1 Hồ Văn Long, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số ĐKKD: 0312087302 cấp lần đầu ngày 13/12/2012 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM.
Giấy Phép Bưu Chính số 98/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp điều chỉnh lần thứ 2 ngày 18/02/2022.
Văn Bản Xác Nhận Thông Báo Hoạt Động Bưu Chính số 1119/XN-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp điều chỉnh lần thứ 1 ngày 29/03/2022